Sỏi được tạo thành trong thận với nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ như những hạt cát tới sỏi lớn bằng quả trứng. Có những sỏi nhỏ tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận lớn gây đau đớn và không thể tự ra được nếu không có sự can thiệp của thầy thuốc.

Nguyên nhân tạo sỏi

Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. 
Nhận biết về sỏi thận để có biện có biện pháp chữa trị tốt

Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi.  Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suy thận. Có 4 loại sỏi thận chính:

- Sỏi canxi : là loại phổ biến nhất, khoảng 80-90% sỏi thận là canxi oxalat và canxi phosphat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận  dễ bị sỏi canxi.

- Sỏi phosphat ammonium magnesium: Do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn làm tổn thương đến thận.

- Sỏi acid uric: Hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi.  Chế độ ăn giàu chất đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏi urat cao.  

- Sỏi cystine: Cystine là một loại amino acid. Ở người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không hấp thu lại xistine. Xistine không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.

Biểu hiện bệnh ra sao ?

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. 
Bệnh nhân khi bị sỏi thận có cảm giác sốt cao

Bệnh nhân có thể có sốt cao 38 – 39o, và/hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.

Chữa trị sỏi thận như thế nào?

Để điều trị sỏi thận hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng. Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat như sữa, pho mát, nước chè đặc; ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Một số phương pháp điều trị sỏi thận có thể áp dụng:

- Tán sỏi ngoài cơ thể: 
Các sỏi đài bể thận nhỏ, đường kính dưới 20 mm có thể dùng năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi.  Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.

- Tán sỏi thận qua da :
Là phương pháp đưa một máy tán sỏi vào cơ thể qua da vùng thắt lưng vào thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Phương pháp này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.  

- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: 
Sỏi lớn đường kính trên 40mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước...

Làm gì để phòng sỏi tái phát?

Khoảng hơn 50% số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát nên cách tốt nhất là thực hiện biện pháp phòng ngừa như sau : thay đổi thói quen sinh hoạt, nên uống đủ nước (khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày); giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric; uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu;  người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hormon cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.
Theo Khamchuabenh

Để tìm hiểu thêm các bạn có thể vào trang www.nhathuocgiatruyen.vn. Tại đây bạn có thể nói chuyện, tâm sự và nhận được sự tư vấn trực tiếp của Lương y Thanh Tuấn. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi được Lương y Thanh Tuấn bắt bệnh và chữa trị khỏi bệnh chỉ khoảng 8-12 tuần sử dụng thuốc. Các bệnh nhân ở xa sẽ được chuyển thuốc đến tận nơi, theo địa chỉ bệnh nhân cụ thể.